Cần thép nhiều để làm gì khi mà năng lực kinh tế của Việt Nam quá bé

Phương Thơ

Dạo này dự án thép ven biển Ninh Thuận (dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen) mới đây xuất hiện trong danh mục quy hoạch ngành thép Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2035 của Bộ Công Thương. Mà tâm điểm là ông Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh kiêm nhiệm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương này rất nghiện thép có vẻ như sợ hãi hết dám nói về thép rồi nhỉ?

Tôi chắc chắn rằng ông Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh sẽ còn tệ hơn ông Vũ Huy Hoàng.

Cái Bộ Công thương này vẽ ra dự án thép định đến năm bao nhiêu đó vượt khỏi nhiệm kỳ ông ta với háo danh là VN phải sản xuất ra trên 40 triệu tấn thép, nhưng chẳng phân tích ra được con số mơ hồ 40 triệu tấn thép đó là gì. Có lẽ quốc gia này với công nghệ thời vụ của con buôn là nhập hàng TQ thì tôi e rằng để sản xuất ra bằng ấy thép là người ta phải đào bới hết tài nguyên và phá hết vùng biển xứ này cho tan hoang để bán ra chẳng lời bao nhiêu.

Thailand trong năm 2016 thì vét được tiền của thiên hạ hơn 70 tỷ USD từ du lịch và dịch vụ mà không cần thép bao nhiêu, vậy mà họ vẫn đủ nội lực cung ứng thép cho ngành công nghiệp của họ. VN thì chưa tính đến về dự án thép vĩ cuông kia thì đã là quốc gia sản xuất thép xếp trên cả nền kinh tế các nước Đông Nam Á như Indonesia (có sản lượng kinh tế 862 tỷ USD), rồi xếp trên hầu hết các nước Đông Nam Á, trong khi Thailand chỉ là hạng cò con về sản xuất thép, nhưng họ đâu thiếu thép, họ đâu ham đầu tư vào thứ đó nhiều để bán.

Đối với VN, quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ chiếm 0,31% GDP của thế giới với 193,60 tỷ USD (năm 2015, WB chấp nhận thống kê của VN). Vậy mà ông Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh này tính toán làm sao mà VN cần ngốn và sản xuất đến 40 triệu tấn thép quy hoạch đến năm bao nhiêu đó.

Điều đó có nghĩa là VN sẽ sản xuất thép ngang ngửa với nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới là nước Đức, khi năm 2015, nước Đức chỉ sản xuất ra 42,7 triệu tấn thép theo báo cáo của họ, VN thì sẽ sản xuất thép lớn hơn UK, Pháp, Úc,... về năng lực sản xuất thép thì đúng là vĩ cuồng. Đối với nước Đức là cường quốc kinh tế thế giới có GDP đến 3.355,77 tỷ USD, đó là, họ có ngành công nghiệp đủ loại cần đến thép, nhưng nước Đức có nền kinh tế lớn gấp 17,5 lần nền kinh tế VN thì tôi tự hỏi cần thép lớn như vậy để làm gì, hay là tuồn thép của TQ sang rồi hấp lại dán cái mác của VN mang cái ruột thép TQ để bán sang Mỹ, EU, Thailand, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc,... với cái giá rẻ mạt, bị quốc tế phát giác nghi ngờ là thép TQ.

Đối với VN, quốc gia quá nhỏ bé, không có năng lực nào về lĩnh vực công nghiệp nặng. Vinashin thì cần nhiều thép thì đã chết yểu, ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, cơ học,... đều không có, mà có đi nữa thì người ta cũng nhập thép bên ngoài,... vì thép VN là thép kém phẩm chất.

Nước Đức chỉ sản xuất ra từng ấy thép mà xài không hết nên bảo hộ ngành thép của họ, Đức là thành viên của nhà sản xuất máy bay Airbus, và có đầy đủ tên tuổi khác cần nhiều thép (không tính bất động sản). Nó bao gồm Siemens, Volkswagen, BMW, Continental, Daimler, ThyssenKrupp, EADS SE, GEA Group, Jungheinrich, Krones, MTU, Rheinmetall,... Vậy mà Đức vẫn không tiêu hết số thép đó và phải bán tháo cho các đối tác khác. Nhưng vì thép của Đức có tiêu chuẩn công nghệ cao nên bán cũng dễ.

Ngẫm lại cái đầu của mấy kẻ Bộ Công thương họ nghĩ là họ đang đứng ở đâu mà vẽ ra con số thép phải đạt trên 40 triệu tấn mới đáp ứng cho nền kinh tế VN, khi mà nền kinh tế quốc gia này chủ yếu dùng thép cơ bản thô cho ngành xây dựng, mà xây dựng địa ốc tại VN đã chật chội quá mức rồi thì cần thép nhiều để làm gì nhỉ, khi mà toàn cầu hóa bây giờ quay lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thì bán thép cho ai nhỉ. Hãy nhớ rằng VN đang bảo hộ ngành thép để ngăn chặn thép của TQ rẻ mạt tràn vào.

P.T.

Nguồn:

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=127250614445384&id=100014813382918

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn